Phân bón hữu cơ không chỉ giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ mà còn bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng đất. Hiện nay, có rất nhiều loại phân bón hữu cơ được ưa chuộng nhờ hiệu quả và tính thân thiện với môi trường. Bài viết này, TTP Global sẽ giới thiệu 9 loại phân bón hữu cơ phổ biến nhất, cùng với ưu nhược điểm của chúng để giúp bà con dễ dàng lựa chọn được loại phù hợp cho cây trồng của mình.
1. Phân bón Humic
Phân bón humic là một dạng phân bón hữu cơ được tạo ra từ các chất hữu cơ như than bùn, than đá,… Sản phẩm này chứa hàm lượng axit humic và axit fulvic rất cao, có tác dụng cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và cải thiện tính chất lý hóa của đất.
Thành phần và công dụng
- Phân bón humic chứa hàm lượng axit humic và axit fulvic cao
- Axit humic giúp tăng cường sự phân hủy của vi khuẩn trong đất, giúp dinh dưỡng dễ dàng hấp thụ hơn
- Axit fulvic có khả năng chuyển hóa khoáng chất thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng.
Ưu điểm:
- Cải thiện cấu trúc đất
- Tăng cường sự phát triển của cây trồng
- Giảm thiểu sự phụ thuộc vào phân bón hóa học
- Tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng
- Ngăn ngừa sâu bệnh gây hại
- Phù hợp sản xuất hữu cơ bền vững
Nhược điểm: Phân humic có thể đắt hơn so với phân bón hóa học, tuy giá thành cao nhưng chất lượng sản phẩm tốt hơn so với các loại phân bón khác.
2. Phân chuồng
Phân chuồng là loại phân bón hữu cơ được sản xuất từ phân của gia súc, gia cầm. Đây là một trong những loại phân bón hữu cơ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.
Thành phần và công dụng:
- Chứa hàm lượng dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg, … tương đối cao
- Cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước
- Cung cấp chất hữu cơ, làm tăng hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất
Ưu điểm:
- Cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng
- Cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp
- Ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán.
Nhược điểm:
- Có hàm lượng các dưỡng chất thấp cần bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, tốn nhiều nhân công.
- Nếu không chế biến kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virus, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng,… hoặc trứng giun sản, vi khuẩn thổ tả,.…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
3. Phân xanh
Phân xanh là loại phân bón hữu cơ được tạo ra từ cây, thực vật như: cỏ, rơm rạ, lá cây,… Những nguyên liệu này được trồng và làm phân xanh nhằm cải thiện độ phì nhiêu của đất.
Thành phần và công dụng:
- Chứa hàm lượng chất hữu cơ, N, P, K, vi lượng cao
- Cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật đất
Ưu điểm:
- An toàn cho môi trường
- Cải thiện cấu trúc đất
- Cung cấp dinh dưỡng tự nhiên
- Giảm chi phí và tăng cường sức khỏe cây trồng
Nhược điểm:
Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.
4. Phân rác
Phân rác là loại phân bón hữu cơ được sản xuất từ các chất thải hữu cơ như rác thải sinh hoạt, rơm rạ, trấu,… Qua quá trình phân hủy, ủ hoai, các nguyên liệu này được chuyển hóa thành phân bón hữu cơ.
Thành phần và công dụng:
- Chứa hàm lượng chất hữu cơ, N, P, K, các vi chất tương đối cao
- Cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật đất
Ưu điểm:
- Tái chế rác thải
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
- Tăng độ tơi xốp đất, hạn chế xói mòn
- Giảm chi phí
- Tăng cường sức khỏe đất đai
Nhược điểm:
Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài. Và có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác).
5. Phân trùng quế
Phân trùng quế là loại phân bón hữu cơ được sản xuất từ phân của một số loài côn trùng như trùng quế. Đây là một nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao, giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Thành phần và công dụng:
- Chứa hàm lượng N, P, K, các vi chất cao
- Cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước
- Kích thích sự phát triển của rễ, thúc đẩy sinh trưởng của cây
Ưu điểm:
- Giúp tạo độ phì nhiêu cho đất canh tác
- Nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng.
- Bảo đảm cây trồng sống trong một môi trường an toàn và không bị nhiễm chất độc hại
- Giúp cải tạo đất, giúp bộ rễ của cây phát triển mạnh mẽ
Nhược điểm:
- Có tác dụng chậm hơn so với các phân hóa học thông thường.
- Thành phần dinh dưỡng không đạt mức ổn định.
- Cần vận chuyển với một khối lượng lớn khi sử dụng.
- Thành phần chất dinh dưỡng cần thiết không cao.
6. Phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ được sản xuất bằng cách sử dụng các chủng vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, nấm,… Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ để tạo thành phân bón.
Thành phần và công dụng:
- Chứa nhiều vi sinh vật có lợi như vi khuẩn cố định đạm, phân giải P, K,…
- Cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng
Ưu điểm:
- Cung cấp dinh dưỡng tự nhiên
- Cải thiện cấu trúc đất
- Phân giải các chất cây trồng khó hấp thu
- Khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất
- Giảm sử dụng phân bón hóa học
Nhược điểm: Có hạn sử dụng và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng.
Phân bón hữu cơ vi sinh của TTP Global là một trong những sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh tốt nhất hiện nay vì ngoài chứa hàm lượng axit humic lên đến 95% thì còn chứa 5 chủng vi sinh Bacillus. Giúp cải tạo độ phì của đất, giải độc phèn, mặn, giúp cây ra rễ mạnh,tăng hệ vi sinh vật trong đất, giúp cân bằng hệ vi sinh vật và quản lý nấm khuẩn gây bệnh hại trong đất.
7. Phân bón hữu cơ sinh học
Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón kết hợp giữa phân bón hữu cơ và các chủng vi sinh vật có lợi. Sản phẩm này vừa cung cấp chất hữu cơ, vừa cung cấp nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng.
Thành phần và công dụng:
- Chứa hàm lượng chất hữu cơ, N, P, K, vi chất và các vi sinh vật có lợi
- Cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây trồng
Ưu điểm:
- Có thể dùng bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…
- Cung cấp các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây
- Hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải các độc tố trong đất.
- Thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển
- Thân thiện với môi trường, an toàn với người
Nhược điểm: Giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác, giá thành cao hơn nhưng có chất lượng tốt hơn.
8. Phân bón hữu cơ khoáng
Phân bón hữu cơ khoáng là loại phân bón kết hợp giữa chất hữu cơ và khoáng chất cần thiết cho cây trồng. Sản phẩm này cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây và giúp cải thiện chất lượng đất.
Thành phần và công dụng:
- Chứa hàm lượng chất hữu cơ, N, P, K, vi lượng và khoáng chất như canxi, magiê, sắt,…
- Cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng
- Giúp cân bằng pH đất, hạn chế tác động của các chất độc hại
Ưu điểm:
- Cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao cho cây
- Tăng sức đề kháng, chống chịu thời tiết, sâu bệnh tốt hơn
Nhược điểm: Bón lâu ngày sẽ không tốt cho đất và hệ vi sinh vật đất
9. Than mùn
Than mùn là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy hoặc nung than. Loại phân bón này giàu chất hữu cơ và có khả năng cải tạo đất hiệu quả.
Thành phần và tính chất:
- Chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, N, P, K, các vi chất và khoáng chất
- Cải thiện cấu trúc đất, tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước
- Hấp thụ chất độc hại trong đất, cân bằng pH đất
Ưu điểm: Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.
Nhược điểm: Hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên phải bón với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.
Địa chỉ mua phân bón hữu cơ chất lượng
TTP Global là một đơn vị chuyên phân phối phân bón hữu cơ uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với kinh nghiệm và uy tín trong ngành, TTP Global đã đạt được nhiều thành công và được khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Một trong những yếu tố quan trọng khiến TTP Global trở thành đơn vị phân phối phân bón hữu cơ hàng đầu là chất lượng sản phẩm. Chúng tôi cam kết cung cấp các loại phân bón hữu cơ chất lượng cao, an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Các sản phẩm của TTP Global đã đạt chứng nhận hữu cơ OMRI, CDFA, WSDA, ECOCERT.
Ngoài ra, dịch vụ của TTP Global cũng rất chuyên nghiệp và chu đáo. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho khách hàng về cách sử dụng phân bón hiệu quả nhất, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Trên đây là những thông tin về 9 loại phân hữu cơ phổ biến cùng với ưu nhược điểm của chúng. Việc áp dụng phân bón hữu cơ không chỉ giúp cải tạo đất, tăng năng suất mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nông dân cần lựa chọn các loại phân bón phù hợp với loại cây trồng, đất đai và kết hợp chúng một cách hợp lý. Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc vườn trồng của mình.
Liên hệ ngay với TTP GLOBAL để được tư vấn, báo giá cụ thể và nhanh chóng nhất nhé!
- Hotline: 0938 432 788
- Facebook: https://facebook.com/TTP.GLOBAL.JSC
- Website: https://ttpglobal.com.vn
- Địa chỉ: 186-188 Nguyễn Duy, P. 9, Q.8, TP. HCM.