Các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa. Chúng cạnh tranh trực tiếp với cây lúa về dinh dưỡng, nước, ánh sáng và không gian sinh trưởng, từ đó làm giảm sản lượng.
Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ tác hại của cỏ dại, đồng thời nhận diện các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa, từ đó có biện pháp phòng trừ hiệu quả!
1.Tác hại của các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa
Cỏ dại không chỉ làm giảm năng suất mà còn gây ra nhiều vấn đề khác trong canh tác lúa:
- Cạnh tranh dinh dưỡng: Cỏ dại hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ đất, làm cây lúa chậm phát triển, còi cọc.
- Gây xáo trộn hệ sinh thái ruộng lúa: Một số loại cỏ là môi trường sống lý tưởng cho sâu bệnh và côn trùng gây hại.
- Giảm năng suất lúa: Cỏ dại có thể làm giảm 30 – 50% năng suất nếu không kiểm soát kịp thời.
- Khó khăn trong thu hoạch: Một số cỏ dại có thân cao, rễ phát triển mạnh, làm cản trở quá trình thu hoạch bằng máy móc.
- Ảnh hưởng đến chất lượng hạt lúa: Hạt cỏ dại dễ lẫn vào lúa, làm giảm giá trị thương mại.
2.Tên các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa
Các cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa thường được chia thành ba nhóm chính:
- Nhóm cỏ hòa bản (Grasses – Poaceae)
- Nhóm cỏ lá rộng (Broadleaf weeds – Various families)
- Nhóm cỏ chác lác (Sedges – Cyperaceae)
Dưới đây là đặc điểm nhận diện của từng loại cỏ dại trên ruộng lúa thường gặp.
2.1 Nhóm cỏ dại hoà bản (Grasses – Poaceae)
– Cỏ lồng vực nước (Echinochloa stagnina) – các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa
- Hình dáng: Lá dài, rộng hơn lá lúa, có lông mềm.
- Đặc điểm: Thân rỗng, mọc thành bụi lớn, phát triển mạnh ở vùng nước nông.
- Tác hại: Cạnh tranh dinh dưỡng rất mạnh với lúa.
– Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis)
- Hình dáng: Lá hẹp, xanh nhạt, có bẹ lá màu đỏ tím.
- Đặc điểm: Hoa mọc thành cụm dài, giống đuôi phụng.
- Tác hại: Phát triển nhanh trên ruộng nước, gây khó khăn trong thu hoạch.
– Cỏ lông (Panicum repens)
- Hình dáng: Thân bò sát mặt đất, có rễ mọc từ các đốt thân.
- Đặc điểm: Lá dài, nhọn, có lông mềm ở mặt trên.
- Tác hại: Gây cạnh tranh mạnh với lúa về không gian sinh trưởng.
– Cỏ mồm (Paspalum scrobiculatum) các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa
- Hình dáng: Lá hẹp, thân cứng, mọc thẳng đứng.
- Đặc điểm: Phát triển nhanh vào đầu mùa mưa.
- Tác hại: Hạt có thể lẫn vào lúa, gây giảm chất lượng thu hoạch.
– Cỏ chỉ nước (Cynodon dactylon var. dactylon) một trong các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa
- Hình dáng: Lá nhỏ, mọc sát đất, thân bò lan rộng.
- Đặc điểm: Sinh trưởng mạnh trên ruộng khô, chịu hạn tốt.
- Tác hại: Khó diệt nếu không có biện pháp phù hợp
– Cỏ túc (Ischaemum rugosum)
- Hình dáng: Lá ngắn, thân mềm, hoa mọc thành chùm dài.
- Đặc điểm: Tái sinh mạnh từ hạt và rễ ngầm, gây khó kiểm soát.
2.2 Nhóm cỏ dại lá rộng (Broadleaf weeds – Various families)
– Cỏ xà bông (Sapindus rarak) một trong các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa
- Hình dáng: Lá hình bầu dục, hoa trắng nhỏ.
- Tác hại: Rễ phát triển mạnh, cạnh tranh nước và dinh dưỡng với lúa.
– Rau mương (Ludwigia adscendens) một trong các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa
- Hình dáng: Lá hình bầu dục, thân bò trên mặt nước.
- Tác hại: Tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
– Rau mác bao (Sagittaria guayanensis)
- Hình dáng: Lá hình mác, mọc thành cụm.
- Tác hại: Cạnh tranh mạnh với lúa non.
– Rau mác thon (Sagittaria trifolia)
- Hình dáng: Lá hình mác, đầu nhọn, hoa trắng, mọc ở vùng nước ngập
- Tác hại: Cạnh tranh mạnh dinh dưỡng với lúa, là nơi trú ẩn của ốc bươu vàng.
– Cỏ trai (Commelina benghalensis)
- Hình dáng: Thân bò, lá bầu dục, hoa xanh tím, mọc mạnh ở bờ ruộng và vùng đất thấp.
- Tác hại: Gây cản trở chăm sóc lúa, là vật chủ trung gian của sâu bệnh.
– Rau dừa nước (Hydrocotyle vulgaris)
- Hình dáng: Thân bò trên mặt nước, lá hình quạt có răng cưa, hoa nhỏ màu trắng.
- Tác hại: Làm nghẹt rễ lúa, giảm khả năng quang hợp và hấp thu dinh dưỡng.
– Lục bình (Eichhornia crassipes)
- Hình dáng: Lá tròn, thân phình to chứa khí, hoa màu tím.
- Tác hại: Cản trở quá trình sinh trưởng của lúa bằng cách che mất ánh sáng.
2.3 Nhóm cỏ dại chác lác (Sedges – Cyperaceae)
– Cỏ chác (Fimbristylis miliacea)
- Hình dáng: Thân mảnh, lá nhỏ, mọc thành cụm dày.
- Tác hại: Gây cạnh tranh mạnh về nước và dinh dưỡng.
– Cỏ cháo (Fimbristylis dichotoma)
- Hình dáng: Cây thân thảo, cao 15 – 40 cm, thân mảnh, lá hẹp, hoa màu vàng nâu mọc thành cụm.
- Tác hại: Mọc dày đặc, cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh sáng với lúa. Sinh sản nhanh bằng hạt, gây khó khăn trong chăm sóc và thu hoạch.
– Cỏ u du thưa (Cyperus iria)
- Hình dáng: Cây cao 20 – 50 cm, thân tam giác, lá dài nhọn, hoa nâu mọc thành cụm.
- Tác hại: Cạnh tranh dinh dưỡng, mọc nhanh vào mùa mưa, ảnh hưởng quang hợp của lúa.
– Cỏ lác rận (Cyperus compressus)
- Hình dáng: Lá dài, thân tam giác, hoa màu nâu nhạt.
- Tác hại: Sinh trưởng mạnh trong điều kiện ẩm ướt.
– Cỏ lác đẹp (Cyperus pulcherrimus)
- Hình dáng: Cây cao 30 – 60 cm, thân tam giác, lá nhỏ, xanh đậm. Hoa nhỏ, màu nâu vàng, mọc thành cụm dài ở đầu thân
- Tác hại: Cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với lúa, làm lúa phát triển chậm.
– Cỏ năng ngọt (Eleocharis dulcis)
- Hình dáng: Thân mềm, hoa nhỏ màu trắng, mọc rễ củ dưới nước.
- Tác hại: Cạnh tranh mạnh với lúa về dinh dưỡng
– Cỏ lác hến (Scirpus mucronatus)
- Hình dáng: Cây cao 40 – 80 cm, thân tròn, nhẵn, lá nhỏ, hoa cụm màu nâu.
- Tác hại: Cạnh tranh dinh dưỡng, nước, tái sinh nhanh từ rễ, gây khó khăn trong thu hoạch.
– Cỏ lác voi (Cyperus malaccensis)
- Hình dáng: Thân cao 50 – 120 cm, lá rộng, hoa nhỏ màu nâu hoặc đỏ nhạt.
- Tác hại: Phát triển mạnh trên ruộng nước sâu, khó diệt do dễ tái sinh từ gốc.
– Cỏ đắng tán (Fimbristylis globulosa)
- Hình dáng: Cây thấp 15 – 40 cm, thân mảnh, hoa hình cầu, màu nâu nhạt.
- Tác hại: Cạnh tranh dinh dưỡng, phát triển nhanh qua hạt, khó diệt bằng phương pháp thủ công.
Cỏ dại là kẻ thù của người trồng lúa, nếu không kiểm soát kịp thời, chúng có thể gây thất thu nặng nề. Bà con cần kết hợp các biện pháp như làm đất kỹ, gieo sạ đúng cách, quản lý nước hợp lý và sử dụng thuốc trừ cỏ khoa học để hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
Hy vọng bài viết này giúp bà con nhận diện được các loại cỏ dại thường gặp trên ruộng lúa và có phương pháp phòng trừ hiệu quả!