Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng Xanh

Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển bền vững 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng Xanh
Rate this post

Chiều 24/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tổ chức buổi toạ đàm, gặp gỡ đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trao đổi về những giải pháp để triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Tại Tọa đàm, các đại biểu cho rằng, sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long là lợi thế của vùng và có vai trò nòng cốt đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội nâng cao vị thế của Việt Nam. Hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về phát triển nông nghiệp ĐBSCL theo hướng bền vững, thuận thiên, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long là lợi thế của vùng

Đồng thời, xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL mang tính đột phát trong tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, bảo đảm phát triển ngày càng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tăng, đóng góp vào tăng trưởng Xanh và góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP 26, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Đề án được đánh giá rất cao về hiệu quả kinh tế, đặc biệt đối với việc giảm chi phí, tăng thu nhập cho hộ trồng lúa. Thông qua việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, giảm phân thuốc có nguồn gốc hóa học, giảm lượng giống sử dụng sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất.

Đề án được đánh giá rất cao về hiệu quả kinh tế

Mục tiêu đề ra trong Đề án là giảm 20% chi phí sản xuất thông qua giảm lượng giống gieo sạ, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học,… và với mức chi phí sản xuất trung bình hiện nay khoảng 3,5 triệu đồng/tấn lúa thì việc giảm 20% chi phí sản xuất sẽ góp phần giảm khoảng 9.500 tỷ đồng cho các hộ trồng lúa nếu xây dựng vùng chuyên canh một triệu ha (với sản lượng 13 triệu tấn lúa). Có thể nói đây là những lợi ích vô cùng to lớn về kinh tế.

Mục tiêu đề ra trong Đề án là giảm 20% chi phí sản xuất

Phát biểu tại tọa đàm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: “Đề án này khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai nếu làm tốt lúa gạo sẽ mang lại đa giá trị: Kinh tế, môi trường, xã hội, văn hóa… Đây chính là cách làm, cách nhìn mới hơn về lúa gạo. Đề án muốn thành công thì người nông dân phải thay đổi từ tư duy, cách nghĩ đến cách làm. Tiêu dùng xanh đang là một xu thế trên toàn cầu. Vì thế, đòi hỏi ngành nông nghiệp, nông dân trồng lúa phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu của thị trường, xây dựng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng xanh, tuần hoàn, phát triển bền vững.”

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TTP GLOBAL